Ngành công nghiệp dệt may là một trong những ngành công nghiệp thiết yếu hiện nay và ngày càng càng có xu hướng phát triển mạnh mẽ. Kéo theo đó, ngành sản xuất hóa chất cũng được chú ý rộng rãi hơn, đặc biệt là các loại hóa chất thông dụng phục vụ cho ngành dệt nhuộm. Sau đây hãy cùng điểm qua các loại hóa chất dệt nhuộm phổ biến trên thị trường.
Tìm hiểu một số hóa chất dùng trong dệt nhuộm
Hóa chất dệt nhuộm là gì?
Hóa chất dệt nhuộm là các loại hóa chất vô cơ, các loại muối và acid chuyên dùng được sử dụng vào các giai đoạn dệt nhuộm, giai đoạn hoàn tất và hàng dệt may.
Các nhóm hóa chất thông dụng thường được dùng trong ngành dệt may có thể kể đến như:
- Hóa chất dùng để tẩy trắng: Natri clorid, sodium hypochlorite, hydrogen peroxide...
- Chất khử trong thuốc nhuộm vải và thuốc nhuộm lưu huỳnh: Natri sunfit và natri đithionit.
- Hóa chất sử dụng trong công đoạn nhuộm: Natri clorua, natri hydro sulfat, natri sunfat...
- Hóa chất dùng cho giai đoạn hoàn tất: Magnesium sulfate.
Vai trò của các hóa chất dệt nhuộm
Công nghiệp hóa chất dệt nhuộm đang phát triển mạnh mẽ
Hóa chất dệt nhuộm có rất nhiều công dụng trong ngành sản xuất vải. Tác dụng chính của các hóa chất này là: tẩy trắng vải, nhuộm màu, làm đều màu, làm mềm, chống thấm, chống gãy mặt vải, chống nhăn… Ngoài ra nó có nhiều công dụng khác:
- Tác nhân để phân giải lượng tạp chất có trong vải.
- Tạo điều kiện thuận lợi trong việc dệt, nhuộm vải.
- Làm chất xúc tác khiến các phản ứng hóa học xảy ra trong quá trình nhuộm, in hoa.
Một số loại hóa chất được sử dụng trong ngành dệt nhuộm
Hiện nay trên thị trường có vô số loại hóa chất có công dụng tương tự nhau được dùng cho các công tác tẩy nhuộm. Dưới đây là những hợp chất góp mặt thường xuyên trong ngành dệt nhuộm.
Thuốc tím - Magnesium sulfate
- Thuốc tím (Magnesium sulfate) là chất rắn không mùi, tồn tại dưới dạng các tinh thể tím đậm. Khi bạn không cất giữ cẩn thận các tinh thể này sẽ chuyển sang màu tím, có sắc nâu giống với đồng.
- Tính chất của thuốc tím là tan vô hạn trong nước tạo nên dung dịch có màu tím đậm, nếu tan trong dung dịch loãng thì sẽ chuyển sang màu tím đỏ.
- Đây là một trong những chất có oxy hóa mạnh, có khả năng oxy hóa cả vật chất vô cơ cũng như hữu cơ.
- Trong công nghiệp dệt may, thuốc tím được dùng để tẩy màu vải dệt, tẩy uế, tẩy trắng các vết bẩn cứng đầu, xử lý nước, là chất làm bay màu của tinh bột, vải dệt...
- Ngoài ra cũng được ứng dụng trong nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, ngành cơ khí luyện kim và môi trường.
Thuốc tím dùng để tẩy màu vải
Lưu ý: Cần tính toán lượng thuốc tím - Magnesium sulfate cần dùng một cách chính xác để tránh bị lãng phí quá nhiều. Bảo quản thuốc ở những nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp hay những nơi có nhiệt độ cao. Đây là một hóa chất khá độc hại, vì vậy cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm cũng như sự tư vấn của bác sĩ.
OXY GIÀ (Hydrogen Peroxide - H2O2)
Đây là một chất lỏng không màu, có độ nhớt hơn so với nước một chút, tính chất oxy hóa khá mạnh nên được dùng để khử trùng, tẩy trắng. Nồng độ đậm đặc 35% - 50%.
Oxy già trong công nghiệp được dùng để khử trùng nước ở bể bơi, nồng độ 3% được dùng trong y tế để khử trùng, vệ sinh vết thương và loại bỏ các mô chết. Khoảng 60% lượng Hydrogen Peroxide trên thế giới được sử dụng để tẩy trắng giấy và bột giấy.
Ngoài ra nó còn được dùng để chế natri percacbonat và natri perborat. Được sử dụng như là các chất tẩy rửa nhẹ trong các loại bột giặt.
Lưu trữ và bảo quản: nên để oxy già ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào, hạn chế để nơi có nhiệt độ cao và không để gần các chất dễ cháy, nổ. Nên đựng dung dịch bằng can nhựa chuyên dụng, không nên đựng bằng chai lọ thủy tinh thông thường hoặc các chất liệu kim loại.
Tẩy đường - Sodium hydrosulfite Na2S2O4 90%
Tẩy đường hay còn có những tên gọi chuyên ngành khác như: Natri hidrosunfit, natri đithionit, sodium dithionite là một hợp chất muối natri của axit đithionơ tồn tại ở dạng tinh thể màu trắng và có mùi như lưu huỳnh yếu. Công thức hóa học là Na2S2O4.
Tính chất vật lý của tẩy đường Sodium hydrosulfite là tồn tại ở dạng tinh thể có màu trắng và mùi lưu huỳnh nhẹ, có thể tồn tại ở dạng khan hoặc dạng ngậm nước đihidrat. Chúng tan được trong nước cùng axit nhưng lại không tan trong cồn.
Ứng dụng của Tẩy đường:
- Tẩy đường được dùng chủ yếu như loại thuốc khử giúp hòa tan các loại thuốc nhuộm không tan, loại bỏ thuốc nhuộm dư, oxit dư mang lại chất lượng màu nhuộm tốt hơn.
- Tẩy đường còn là thành phần dùng để tẩy trắng tơ tằm, tẩy trắng bổ sung cho vải sợi bông kết hợp với formaldehyd tạo ra Rongalite sử dụng trong điều chế thuốc tẩy để tẩy bột giấy, cotton, len, da…
- Đôi khi tẩy đường được dùng làm thuốc tráng phim, giúp làm giảm độ bắt sáng của phim.
Tìm mua các hóa chất dệt nhuộm tại Công ty CP xuất nhập khẩu Đại Đồng Sơn
Đại Đồng Sơn là công ty có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm hóa chất cho các ngành công nghiệp, đặc biệt là dệt nhuộm. Nơi đây luôn phấn đấu đi đầu trong việc mang đến cho khách hàng những sản phẩm uy tín, chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, giá cả hợp lý. Chúng tôi sở hữu đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, tận tình với khách hàng, sẵn sàng hỗ trợ 24/7.
Vừa rồi là những thông tin hữu ích về các loại hóa chất phục vụ ngành dệt nhuộm thông dụng hiện nay. Nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại liên hệ ngay với Công ty CP xuất nhập khẩu Đại Đồng Sơn thông qua số hotline: 0911481408. Xin cảm ơn!
Công ty CP xuất nhập khẩu Đại Đồng Sơn
Địa chỉ: 63, Liên khu 5-11-12 , phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân, Tp.HCM.
Hotline: 0911481408
Website: đaiongson.com
Mail: daiongsonchem@gmail.com